Tin tức mới nhất tại CTy vận tải & Lắp Máy Chuyên Dụng Hà Nội 0243 9169 888

Tin tức mới nhất tại CTy vận tải & Lắp Máy Chuyên Dụng Hà Nội 0243 9169 888 Ai chịu trách nhiệm thi công đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông: Chậm tiến độ, tăng lãi tiền tỷ mỗi ngày > Dịch vụ Cho thuê xe cẩu tự hành cẩu chuyên dung nhận cẩu hàng nâng hạ giá rẻ tại hà nội > luckyunicron l99 ( dev team ) game TIN TỨC CTY DICH VỤ CẨU NÂNG HÀNG TẠI HÀ NỘI luckyunicron l99 ( dev team ) game
Xem tin bài

Ai chịu trách nhiệm thi công đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông: Chậm tiến độ, tăng lãi tiền tỷ mỗi ngày
15 Tháng Năm 2017 :: 2:56 CH :: 3323 Views

Bộ GTVT lên kế hoạch chạy thử toàn hệ thống vào ngày 1/10 tới. Hiện chỉ còn 4,5 tháng nữa đến mốc này nhưng tiến độ khó đạt được.
Theo Cục Quản lý Xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT), dự án đã cơ bản hoàn thành phần xây lắp, chủ yếu còn lại phần lắp đặt, hiệu chỉnh thiết bị. Tuy nhiên, các công đoạn cuối này cần nguồn vốn lớn để mua và lắp thiết bị nhưng vốn đang bị tắc.
“Nếu trong thời gian tới không có nguồn kinh phí cấp để triển khai thì dự án sẽ hết sức khó khăn, khó đạt tiến độ đề ra”, ông Triệu Khắc Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và chất lượng công trình giao thông cho hay.
Ông Dũng cho hay, ngay cả khi đã chạy thử, dự án ít nhất phải trải qua 6 tháng vận hành thử mới chính thức được đưa vào sử dụng.
Trong cuộc họp tiến độ của Bộ GTVT hôm 4/5 vừa qua, lãnh đạo Ban quản lý dự án (QLDA) đường sắt (đại diện chủ đầu tư dự án) cho biết: Đến nay phần xây lắp, hoàn thiện nhà ga, khu depot cơ bản xong, nhưng phần đường ray, nền đường, hàng rào, đường nội bộ… chậm tiến độ.
Nguyên nhân chậm tiến độ do tắc vốn từ phía Trung Quốc. Đầu tháng 3, Ban QLDA đường sắt cho biết, thủ tục vay vốn bổ sung (phần hơn 250 triệu USD bổ sung từ Trung Quốc) sẽ hoàn tất vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, đến nay, hợp đồng vay bổ sung vẫn chưa thành hiện thực.
Lần này nếu tiếp tục chậm tiến độ, dự án sẽ đứng trước nhiều thách thức, trong đó đối diện với lãi suất từng ngày. Với tổng vốn 669 triệu USD vay từ Trung Quốc nếu giải ngân hết, theo tỷ giá hiện nay, tương đương 14.718 tỷ đồng.
Tính một cách cơ học (với lãi suất vay của dự án 3-4% tùy khoản được công bố trước Quốc hội), ở mức thấp nhất 3%, lãi suất dự án ít nhất 1,2 tỷ đồng/ngày.
Số lãi này chưa tính vốn góp 198 triệu USD từ ngân sách để thi công dự án. Đại diện Ban QLDA cho hay, hiện nợ nhà thầu phụ đã lên đến 600 tỷ đồng và nhà thầu phản ứng rất gay gắt.
Trước đó, dự án cũng đã trải qua lần tăng vốn lớn, năm 2008, dự án có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD tương đương 8.769 tỷ đồng. Trong đó: Vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD.
Năm 2016, tổng mức đầu tư tăng vốn lên 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (tăng 250,62 triệu USD); vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD (tăng 64,56 triệu USD).

Nguyên nhân chính của đợt tăng vốn này cũng do chậm tiến độ dẫn đến nhà thầu chính yêu cầu tính trượt giá, phải thay đổi thiết kế.
Dự án Cát Linh - Hà Đông khởi động từ năm 2004 đến nay đã hơn 13 năm, trải qua nhiều lần chậm tiến độ, từng xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Việc chậm tiến độ không chỉ gây ra hậu quả tăng vốn mà còn làm kéo dài, gia tăng tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội – một hậu quả không ai đong đếm được.

Các đơn vị, cá nhân được giao thực hiện dự án
Dự án bắt đầu được nghiên cứu khả thi từ năm 2004, Bộ GTVT giao Ban Quản lý các dự án 18 quản lý (Tổng giám đốc PMU18 là Bùi Tiến Dũng), Thứ trưởng phụ trách trực tiếp là ông Ngô Thịnh Đức, Cục trưởng Cục QLXD ông Nguyễn Ngọc Long.
Năm 2007, Bộ GTVT giao Cục ĐSVN làm chủ đầu tư (Cục trưởng Cục ĐSVN khi đó là ông Vũ Xuân Hồng). Ông Lê Mạnh Hùng là Thứ trưởng phụ trách. Tháng 5.2008 Cục ĐSVN thành lập Ban QLDA đường sắt và giao ông Vũ Quang Khôi làm giám đốc Ban QLDA đường sắt (hiện ông Khôi là Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam).
Từ năm 2011 dự án do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông phụ trách, ông Nguyễn Hữu Thắng – Cục trưởng Cục ĐSVN; ông Trần Văn Lục – Giám đốc Ban QLDA đường sắt.
Từ năm 2012 do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường phục trách.
Từ Tháng 8.2014 Ban QLDA đường sắt chuyển về Bộ GTVT do ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Tổng giám đốc.
Tháng 1.2015, Bộ GTVT có quyết định bổ nhiệm ông Lê Kim Thành làm Tổng giám đốc Ban QLDA Đường sắt thay cho ông Nguyễn Mạnh Hùng, ông Nguyễn Hồng Trường là Thứ trưởng phụ trách.

Trần Sỹ
Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất
 

 

29 Tháng Ba 2024       Đăng Nhập 
http://vantaihanoi.vn | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin