Tin tức mới nhất tại CTy vận tải & Lắp Máy Chuyên Dụng Hà Nội 0243 9169 888

Tin tức mới nhất tại CTy vận tải & Lắp Máy Chuyên Dụng Hà Nội 0243 9169 888 Đánh giá về hiệu quả đầu tư xây dựng các dự án cầu vượt cạn trên địa bàn TP Hà Nội > > TIN TỨC CTY DICH VỤ CẨU NÂNG HÀNG TẠI HÀ NỘI
Xem tin bài

Đánh giá về hiệu quả đầu tư xây dựng các dự án cầu vượt cạn trên địa bàn TP Hà Nội
27 Tháng Mười 2020 :: 9:07 SA :: 3265 Views

Trái với sự thông thoáng ở cầu vượt Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt và Yên Phụ - Nghi Tàm, dù đầu tháng 10/2020, TP Hà Nội đưa vào khai thác sử dụng cầu vượt qua hồ Linh Đàm với mục tiêu giảm tải cho khu vực phía Nam, tuy nhiên, sáng 21/10, trực tiếp lưu thông qua đây, hình ảnh PV chứng kiến vẫn là cảnh hỗn độn, ùn ứ nghiêm trọng trong khung giờ cao điểm (7h30).

Thời gian tới, các khu đô thị, chung cư khu Ngoại giao đoàn, Tây Hồ Tây đi vào hoạt động, lưu lượng phương tiện đổ ra từ đường Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Huyên sẽ tăng đột biến. Để chủ động giải quyết nguy cơ ùn tắc, Đội CSGT số 6 đang nghiên cứu, đề xuất Sở GTVT Hà Nội xem xét, xén dải phân cách giữa đường Hoàng Quốc Việt vào thời điểm thích hợp để tăng diện tích giao thông, đảm bảo sự thông thoát của phương tiện.


Đại úy Trần Quang Chinh,Đội phó Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) Các phương tiện từ hướng đường Giải Phóng, Nguyễn Hữu Thọ đổ vào liên tục xung đột với dòng xe chuyển hướng tại điểm quay đầu đối diện đường Bằng Liệt.
Trung tá Nguyễn Anh Tuấn, Đội trưởng Đội CSGT số 14 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) thừa nhận, sau khi thông xe cầu vượt đường Vành đai 3 dưới thấp qua hồ Linh Đàm, tình trạng ùn ứ tại khu vực vẫn xuất hiện vào giờ cao điểm sáng - chiều ở cả hai hướng đường.

Trái với sự thông thoáng ở cầu vượt Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt và Yên Phụ - Nghi Tàm, dù đầu tháng 10/2020, TP Hà Nội đưa vào khai thác sử dụng cầu vượt qua hồ Linh Đàm với mục tiêu giảm tải cho khu vực phía Nam, tuy nhiên, sáng 21/10, trực tiếp lưu thông qua đây, hình ảnh PV chứng kiến vẫn là cảnh hỗn độn, ùn ứ nghiêm trọng trong khung giờ cao điểm (7h30).

Theo Trung tá Tuấn, việc ùn ứ này xuất phát từ hai nguyên nhân: Điểm quay đầu gây xung đột với hướng đi thẳng (hướng về Khuất Duy Tiến), việc phân chia làn đường tại nút giao Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Hữu Thọ (hướng đường Giải Phóng chưa hợp lý) khi số làn cho phương tiện đi thẳng quá nhiều, trong khi số làn dành cho xe rẽ trái lại quá ít gây ra tình trạng tranh giành làn đường.

“Đội CSGT số 14 đã xây dựng phương án kiến nghị Phòng CSGT Hà Nội đề xuất với cơ quan chức năng thực hiện điểu chỉnh tổ chức giao thông tại khu vực này”, Trung tá Tuấn nói.

Đánh giá về hiệu quả đầu tư xây dựng các dự án cầu vượt cạn trên địa bàn TP Hà Nội, TS. Nguyễn Hữu Đức, nguyên Chuyên gia JICA cho rằng, trong bối cảnh quỹ đất dành cho giao thông tại Hà Nội đạt tỷ lệ thấp, việc đầu tư xây dựng cầu vượt tại các nút giao là chủ trương đúng, mang lại hiệu quả rõ rệt khi xung đột giao thông được kéo giảm.

Tuy nhiên, theo TS. Đức, vẫn còn không ít cầu vượt chưa phát huy hiệu quả, ùn tắc vẫn xảy ra. Về lâu dài, việc hình thành mạng lưới cầu vượt, giao thông trên cao hay giao thông ngầm muốn phát huy hiệu quả thì phải có quy hoạch “dài hơi”, mà việc này Hà Nội đang thực hiện chưa hiệu quả.

Việc thiếu quy hoạch làm nảy sinh các nút giao thông bị chồng chéo nhiều tầng, trong đó, nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến hay cầu vượt qua hồ Linh Đàm là minh chứng.

“Thực tế đó đòi hỏi các đô thị lớn như Hà Nội phải có tầm nhìn để hình thành quy hoạch chi tiết cả trên cao và dưới thấp. Quá trình xây dựng quy hoạch phải có giải pháp xử lý bất cập với các công trình hiện hữu nhằm tránh lãng phí, phát huy hiệu quả tối đa của hạ tầng giao thông đã được đầu tư”, TS. Đức nói.

Ông Nguyễn Đức Toàn, Phó trưởng phòng Quản lý Kết cấu hạ tầng giao thông, Sở GTVT Hà Nội cũng nhìn nhận, các dự án cầu vượt Thanh Niên - An Dương, cầu vượt Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt, đường Vành đai 3 đi bằng qua hồ Linh Đàm… đều là các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 được UBND thành phố thực hiện từng bước.

Sau khi các dự án được đưa vào khai thác sử dụng, Sở GTVT Hà Nội tiếp tục theo dõi và tùy thuộc vào hiện trạng giao thông xung quanh khu vực, Sở GTVT sẽ đề xuất liên ngành nghiên cứu xén dải phân cách mở rộng lòng đường, điều chỉnh tổ chức giao thông các nút giao thông xung quanh khu vực (điều chỉnh chu kỳ đèn, tổ chức cho các phương tiện rẽ phải quay đầu hạn chế giao cắt tại nút…) để phát huy hiệu quả hơn.
Nguồn báo giao thông

 

 

15 Tháng Giêng 2025       Đăng Nhập 
www.vantaihanoi.vn | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin