Tin tức mới nhất tại CTy vận tải & Lắp Máy Chuyên Dụng Hà Nội 0243 9169 888

Tin tức mới nhất tại CTy vận tải & Lắp Máy Chuyên Dụng Hà Nội 0243 9169 888 Quản lý loại hình xe hợp đồng lâu nay làm đau đầu cơ quan quản lý do còn bất cập về...... > > TIN TỨC CTY DICH VỤ CẨU NÂNG HÀNG TẠI HÀ NỘI
Xem tin bài

Quản lý loại hình xe hợp đồng lâu nay làm đau đầu cơ quan quản lý do còn bất cập về......
13 Tháng Năm 2020 :: 9:33 SA :: 3279 Views

Nghị định 10/2020 ban hành mới đây đặt ra vấn đề ứng dụng công nghệ trong quản lý, giám sát hoạt động vận tải và trong bối cảnh đó, Công ty CP Thương mại và Du lịch Hà Lan nổi lên như một trong những doanh nghiệp (DN) tiên phong thực hiện.

Quản lý loại hình xe hợp đồng lâu nay làm đau đầu cơ quan quản lý do còn bất cập về cơ chế quản lý. Nghị định 10/2020 ban hành mới đây đặt ra vấn đề ứng dụng công nghệ trong quản lý, giám sát hoạt động vận tải và trong bối cảnh đó, Công ty CP Thương mại và Du lịch Hà Lan nổi lên như một trong những doanh nghiệp (DN) tiên phong thực hiện.

Minh bạch hóa dữ liệu theo thời gian thực

  • Nhiều năm qua, loại hình xe hợp đồng lách luật chạy như tuyến cố định (thường gọi là xe Limousine), gây khó khăn trong kiểm soát số lượng phương tiện, lượng khách, hợp đồng, lộ trình xe và doanh thu cũng như nghĩa vụ thuế của DN.

Giải quyết thực trạng trên, Nghị định 10/2020 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải vừa được Chính phủ ban hành đã tạo hành lang pháp lý, cho phép loại hình xe hợp đồng được sử dụng cả hợp đồng bằng văn bản giấy và hợp đồng điện tử. Bên cạnh đó, DN phải kết nối để truyền dữ liệu về các cơ quan chức năng để kiểm soát.

  • Với mong muốn minh bạch hóa hoạt động và giúp cơ quan quản lý nhà nước thấy được bức tranh tổng thể về loại hình xe hợp đồng điện tử, Công ty CP Thương mại và Du lịch Hà Lan (Thái Nguyên) đã tiên phong đầu tư nguồn kinh phí lớn hoàn thiện hệ thống công nghệ, ứng dụng hợp đồng điện tử và kết nối với cơ quan quản lý.

Chia sẻ với Báo Giao thông, ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Công ty CP Thương mại và Du lịch Hà Lan khẳng định, thay vì cách quản lý thủ công, Hà Lan sẽ minh bạch hóa bằng cách áp dụng hợp đồng điện tử. Bên cạnh đó, lệnh điều xe, giao dịch chuyển khoản, lộ trình cũng được thực hiện bằng các giải pháp công nghệ. “Hiện Hà Lan đã có ứng dụng hợp đồng điện tử được kết nối về công an, cơ quan thuế, ngành GTVT. Chỉ cần qua điện thoại sẽ biết được tất cả các thông tin từng chuyến xe, hành trình, từng khách trên xe, qua đó sẽ kiểm soát được thuế”, ông Hà nói.

Ở góc độ DN công nghệ, ông Phan Bá Mạnh, Giám đốc Công ty CP Công nghệ An Vui cho biết, để áp dụng hợp đồng điện tử, DN phải minh bạch về mặt vận hành, bởi dữ liệu hợp đồng điện tử có điểm khác biệt là theo thời gian thực (realtime). Nghĩa là khi xe của Hà Lan bắt đầu xuất phát, lập tức dữ liệu chuyến xe được gửi ngay lên cơ quan thuế và cơ quan chức năng khác. Khi đó, dữ liệu từng chuyến xe, từng hành khách, lộ trình sẽ được truyền theo thời gian thực. Chỉ việc nhấn nút, cơ quan quản lý có thể biết được toàn bộ hoạt động của DN.

“Hà Lan là DN tiên phong tự “phơi mình” làm hợp đồng điện tử và kết nối để cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, giám sát, hỗ trợ và đôn đốc. Khi hợp đồng điện tử liên thông với cơ quan quản lý, tất cả mọi chuyện sẽ được phơi bày. Đây cũng là điểm lợi cho những người đi tiên phong nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro. Nếu thành công DN sẽ có tốc độ phát triển nhanh vì đây sẽ trở thành xu thế không thể đảo ngược trong tương lai”, ông Mạnh nói.

  • Nhiều giải pháp quản xe hợp đồng

Tuy nhiên, theo ông Phan Bá Mạnh, hiện chúng ta đang thiếu cơ chế xác định nhiệm vụ của từng bộ, ngành để hiện thực hóa hợp đồng điện tử cũng như quy định về chữ ký điện tử với mỗi cá nhân. “Mỗi khi hành khách đi xe, DN phải tạo chữ ký điện tử cho cá nhân hành khách để hoàn thiện về mặt pháp lý. Vì vậy, cần có cơ chế để đơn giản hóa việc xác nhận chữ ký hợp đồng điện tử của người dân. Những quy định này hầu như chưa có nên DN đang phải mày mò tháo gỡ từng việc nhỏ, nhất là về pháp lý”, ông Mạnh nói.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, Nghị định 10/2020 đã tạo khung pháp lý vững chắc để quản lý và giám sát đối với hoạt động kinh doanh sử dụng công nghệ, nhất là đối với loại hình xe hợp đồng. Doanh nghiệp sẽ phải cung cấp nền tảng đảm bảo khả năng truy cập vào dữ liệu những xe vận tải đang tham gia trong mô hình. Lộ trình cho xe hợp đồng sẽ được kiểm soát và lưu lại để truy xuất trong trường hợp thanh tra, kiểm tra. Đây là một hình thức dùng công nghệ để hậu kiểm thay vì tiền kiểm.

“Nghị định quy định thiết lập cơ sở hạ tầng để dùng chung dữ liệu giữa các bộ, ngành. Dữ liệu quản lý kinh doanh vận tải sẽ được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an để phục vụ xử phạt, cơ quan Thuế để quản lý nghĩa vụ thuế. Thông qua việc thu đúng, thu đủ thuế đối với loại hình này cũng đóng góp tích cực giúp minh bạch hóa thị trường vận tải”, ông Ngọc nói và thông tin Bộ GTVT đã triển khai xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định 10/2020 sớm hơn tiến độ yêu cầu.
Nguồn : Báo giao  thông

 

 

15 Tháng Giêng 2025       Đăng Nhập 
www.vantaihanoi.vn | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin