Tin tức mới nhất tại CTy vận tải & Lắp Máy Chuyên Dụng Hà Nội 0243 9169 888

Tin tức mới nhất tại CTy vận tải & Lắp Máy Chuyên Dụng Hà Nội 0243 9169 888 Ngành ô tô Việt Nam liệu có phá sản khi thuế nhập về 0%? > Dịch vụ Cho thuê xe cẩu tự hành cẩu chuyên dung nhận cẩu hàng nâng hạ giá rẻ tại hà nội > luckyunicron l99 ( dev team ) game TIN TỨC CTY DICH VỤ CẨU NÂNG HÀNG TẠI HÀ NỘI luckyunicron l99 ( dev team ) game
Xem tin bài

Ngành ô tô Việt Nam liệu có phá sản khi thuế nhập về 0%?
19 Tháng Tư 2015 :: 10:03 CH :: 5438 Views

Điều kiện để ô tô CBU, linh phụ kiện được giảm thuế theo lộ trình của ATIGA là có tỷ lệ nội địa hóa từ 40% trở lên. Với điều kiện này, thì hầu hết các nước có nền sản xuất ô tô phát triển hơn Việt Nam trong ASEAN (chủ yếu là ba nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia) đều đáp ứng được, bởi  hiện tỷ lệ nội địa hóa của ngành sản xuất ô tô trong ASEAN đạt mức 65 - 70%, trong đó ô tô Thái Lan có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất đạt 80% các dòng xe(.Cho thue xe tai)
Được hưởng nhiều ưu đãi trong hơn 20 năm qua, nhưng trước thời điểm hàng rào thuế quan bãi bỏ theo cam kết hội nhập, doanh nghiệp đầu tầu của ngành sản xuất ô tô Việt Nam đã hé lộ chuyện bỏ sản xuất để đi buôn.
Theo cam kết Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), năm 2018 thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ 10 nước ASEAN vào Việt Nam sẽ bị xóa bỏ. Trước thời gian biểu ấy, mới đây, đại diện Công ty ô tô Toyota Việt Nam cho biết họ cùng một số doanh nghiệp (DN) khác đang cân nhắc kế hoạch thu hẹp sản xuất chuyển sang phân phối tránh nguy cơ thua lỗ, phá sản.
Thuế giảm thì… đi buôn!
Cụ thể, theo ATIGA, lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc (CBU) từ các nước ASEAN từ năm 2015 trở đi sẽ như sau. Năm 2015, mức thuế nhập khẩu CBU, linh phụ kiện được áp mức thuế 50%. Năm 2016 còn 40%, năm 2017 là 30% và năm 2018 sẽ giảm xuống 0%.
Điều kiện để ô tô CBU, linh phụ kiện được giảm thuế theo lộ trình của ATIGA là có tỷ lệ nội địa hóa từ 40% trở lên. Với điều kiện này, thì hầu hết các nước có nền sản xuất ô tô phát triển hơn Việt Nam trong ASEAN (chủ yếu là ba nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia) đều đáp ứng được, bởi  hiện tỷ lệ nội địa hóa của ngành sản xuất ô tô trong ASEAN đạt mức 65 - 70%, trong đó ô tô Thái Lan có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất đạt 80% các dòng xe.(.Cho thue xe tai)
Trước sự cáo chung được đại diện công ty ô tố số 1 Việt Nam đưa ra, nhiều chuyên gia cho rằng lý do "áp lực thuế nhập khẩu, DN phụ trợ yếu kém không đủ cung cấp linh phụ kiện khiến họ phải chuyển sang phân phối hoàn toàn" là cách tính phục vụ lợi ích riêng của họ. Và đằng sau vấn đề này là câu chuyện dài về việc lợi ích của DN luôn đặt lên trên lợi ích ngành, quốc gia.
Toyota hay các DN ngoại trong ngành ô tô đều là những tập đoàn đa quốc gia (TNCs), họ có cơ sở ở nhiều nơi vì thế nơi nào sản xuất, nơi nào chỉ bán là điều họ đã dự tính từ lâu. Với quy mô thị trường nhỏ, việc sở hữu xe bị hạn chế từ cơ sở hạ tầng đến hàng dài thuế, phí, Việt Nam vốn đã không được coi là nơi mà nhiều liên doanh ô tô ưu tiên đặt đại bản doanh nghiên cứu và chế tạo.
Thuế Tiêu thụ đặc biệt, cơ hội cứu vãn?
Theo các DN, khi thuế nhập về 0% thì đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) phân cấp, lũy tiến theo giá trị xe, dung tích xi lanh là cơ hội cuối cùng để cứu vãn ngành ô tô Việt Nam. Bởi với mức thuế TTĐB có tính chất “cào bằng” như hiện nay, DN ô tô nội khó có đất sống.
Hiện mức thuế TTĐB giữa dòng xe dung tích xi lanh 3.0L với xe 1.5L, 20.0L chỉ chênh nhau từ 5 – 10%. Những dòng xe có dung tích xi lanh dưới 1,5L – 2.0L đều có thuế TTĐB như nhau là 45%; xe có dung tích từ 2,5L – 3.0L cao hơn là 50% và trên 3,5 – 6.0L là 60%. 
Theo ông Bùi Ngọc Huyên – TGĐ Công ty CP ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki), một số DN sản xuất trong ngành của Việt Nam không e ngại khi cạnh tranh với các dòng xe dung tích nhỏ, giá bình dân mà Thái Lan, Indonesia hay Ấn Độ tỏ ý vào Việt Nam. “Năng lực các DN ô tô Việt Nam trong đó điển hình như Trường Hải và các DN công nghiệp phụ trợ Việt Nam hiện đã làm chủ được thiết bị, công nghệ trong phân khúc xe loại này và sẵn sàng cạnh tranh về giá đối với dòng xe ngoại nhập cùng loại”, ông Huyên nói.
Bên cạnh đó, tính về lợi ích, các hãng xe ở Thái Lan đều là của Toyota, Honda hay Ford… và họ đều có các nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Chính vì thế, khi Việt Nam đánh thuế TTĐB theo lũy tiến, chính sách sản xuất toàn cầu của họ phải xác định lại. Hơn ai hết, các DN đều phải cân nhắc giữa lợi ích thị trường và chiến lược phát triển dài hạn. Nhập khẩu ồ ạt vào một thị trường có thể giết chết các DN liên doanh, nơi mà họ đã và đang đầu tư nhiều tiền của nhiều năm qua.
 

 

24 Tháng Tư 2024       Đăng Nhập 
http://vantaihanoi.vn | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin